Gần năm thập kỷ đã trôi qua kể từ khi người tị nạn Việt Nam đến Phần Lan lần đầu tiên vào năm 1979. Mặc dù vậy, còn nhiều điều vẫn chưa được biết về hành trình và trải nghiệm của họ ở Phần Lan. Hành trình cuộc sống của người Việt ở Phần Lan là một nghiên cứu dựa trên phỏng vấn nhằm khám phá lối sống đặc trưng của những người Việt lớn tuổi di cư đến Phần Lan khi đang trong độ tuổi trưởng thành từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi tìm hiểu sự thích ứng của họ với xã hội Phần Lan, trải nghiệm sống cá nhân, quan điểm của họ về vấn đề tuổi già và nhu cầu hiện tại khi họ đang già đi.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm có Tiến sĩ Laura Kemppainen và Trợ lý nghiên cứu Nguyễn Ngọc Trầm. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu MICA tại trường Đại học Helsinki. MICA là thành viên trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xuất sắc về Già hóa và Chăm sóc (CoE AgeCare) được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Phần Lan (Suomen Akatemia). Nghiên cứu viên chính thức của dự án là Tiến sĩ Laura Kemppainen. Các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bởi Trợ lý nghiên cứu Nguyễn Ngọc Trầm.
Laura Kemppainen (nhũ danh Lyytikäinen) là tiến sĩ Xã hội học và là nhà nghiên cứu tại trường Đại học Helsinki, đồng thời cô cũng là nghiên cứu viên chính trong nghiên cứu về hành trình cuộc đời của người Việt Nam tại Phần Lan. Các nghiên cứu của cô tập trung vào chủ đề di cư, sức khỏe và cuộc sống tốt đặt trong bối cảnh già hóa. Kemppainen quan tâm nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng, các mối quan hệ xuyên quốc gia, già hóa, giai đoạn cuối đời và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Cô từng là nghiên cứu viên chính trong các dự án như Crossing Borders for Health and Wellbeing (2017–2020) và Transnational Health and Wellbeing (2020–2022), trong đó cô tập trung tìm hiểu về hành vi chăm sóc xuyên quốc gia, việc di chuyển liên quan đến chăm sóc y tế và du lịch. Xem thêm các nghiên cứu đã xuất bản của Kemppainen tại đây.
Nguyễn Ngọc Trầm đang theo học chương trình Thạc sĩ về Xã hội học tại trường Đại học Helsinki, đồng thời cô cũng là thực tập sinh tại MICA. Cô hiện là Trợ lý nghiên cứu trong dự án tìm hiểu về hành trình cuộc đời của người Việt Nam tại Phần Lan. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem tại đây.
Chúng tôi muốn nghe chuyện đời của bạn...
Chúng tôi hiện đang mời người tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi đang tìm kiếm những người di cư từ Việt Nam đến Phần Lan trong độ tuổi trưởng thành (18 tuổi trở lên) trong giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Nếu Ông/Bà là người chúng tôi đang tìm kiếm và mong muốn chia sẻ trải nghiệm của mình, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin được cung cấp ở mục Liên hệ trên trang này.
Xin lưu ý rằng việc liên hệ với chúng tôi không có nghĩa Ông/Bà phải tham gia nghiên cứu. Nếu Ông/Bà không phải người mà chúng tôi tìm kiếm nhưng biết ai đó phù hợp, chúng tôi rất mong Ông/Bà có thể giúp chia sẻ thông tin này với họ. Sự quan tâm và hỗ trợ của Ông/Bà là vô giá đối với chúng tôi và chúng tôi rất sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà Ông/Bà có về cuộc nghiên cứu này.
Tất cả các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện với sự bảo mật hoàn toàn. Người tham gia sẽ được ẩn danh và không có thông tin nhận dạng nào được chia sẻ khi kết quả nghiên cứu được công bố. Việc tham gia vào nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện.
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp đáng kể vào hiểu biết chung về cuộc đời của những người nhập cư đầu tiên tại Phần Lan. Mục tiêu của chúng tôi là chia sẻ rộng rãi những phát hiện của nghiên cứu đến các đối tác nghiên cứu khác. Hiểu biết đạt được từ nghiên cứu là nguồn thông tin giá trị về việc xây dựng một cuộc sống tốt và nhu cầu cụ thể của cộng đồng người Việt tại Phần Lan. Trong tương lai, những thông tin này có thể hỗ trợ trong việc phát triển các dịch vụ và quyết sách liên quan.
Thông tin chi tiết quy trình xử lý dữ liệu cá nhân của người tham gia được ghi rõ ở đây bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Phần.
Mọi vấn đề liên quan đến nghiên cứu xin vui lòng liên hệ:
Trợ lý nghiên cứu
Nguyễn Ngọc Trầm (tiếng Việt)
Xã hội học, Khoa Khoa học xã hội, Đại học Helsinki
Unioninkatu 35, 00014 Đại học Helsinki
Điện thoại: +358505941934 Thứ Hai - Thứ Sáu 9g-20g
Email: vietnam-study@helsinki.fi
Nghiên cứu viên chính
Laura Kemppainen (tiếng Anh/tiếng Phần)
Xã hội học, Khoa Khoa học xã hội, Đại học Helsinki
Unioninkatu 35, 00014 Đại học Helsinki
Điện thoại: +358505560741
Email: laura.kemppainen@helsinki.fi
Đang cập nhật